Hiệp ước CTBT được 187 thành viên LHQ ký kết nhưng chỉ có 178 thành viên phê chuẩn. Mỹ và Trung Quốc không phê chuẩn CTBT,Đòntâmlýcủkqsx trong khi Nga phê chuẩn vào tháng 6.2000. Mỹ không phê chuẩn CTBT nên không thể phê trách ý định của Nga. Tuy nhiên, việc một cường quốc hạt nhân như Nga đã phê chuẩn mà giờ định rút lại cũng sẽ gây bất lợi lớn cho bản thân hiệp ước quan trọng này.
Khách quan mà nói, Nga không cần tiến hành thử nghiệm hạt nhân mới để có vũ khí hạt nhân vì Nga hiện đã sở hữu vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, Nga mới chỉ đề cập đến việc rút lại sự phê chuẩn CTBT chứ chưa phải đã quyết định làm việc ấy. Nhưng chỉ như vậy thôi thì động thái này của ông Putin và Quốc hội Nga đã có tác động chính trị và tâm lý mạnh mẽ. Nó liên quan trực tiếp đến chiến sự Nga - Ukraine, đến việc Mỹ cùng với EU, NATO và đồng minh quyết chí hậu thuẫn Ukraine thắng Nga bằng mọi giá trong cuộc chiến ấy.
Ông Putin nói Nga không cần thêm lãnh thổ, đang xây dựng ‘trật tự thế giới mới’
Thông điệp thể hiện quan điểm nhưng đồng thời cùng với hiệu ứng răn đe và cảnh báo của Nga là Nga sẽ trả mọi giá để chiến thắng ở Ukraine và trong cuộc đối địch hiện tại với phương Tây, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Thông điệp này của Nga không khiến Mỹ quan ngại nhiều nhưng lại có tác động tâm lý lớn tới các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Bên cạnh đó, Mỹ và đồng minh không thể yên tâm khi Nga rút lại sự phê chuẩn CTBT thì sẽ giống như Trung Quốc hiện tại, trong khi CHDCND Triều Tiên không ký kết CTBT.